Streamer Khánh Snake và những dự án thiện nguyện
Nếu bạn muốn duy trì sức khỏe sinh sản của mình ở mức tốt, tốt nhất bạn nên từ bỏ thói quen ăn khoai tây chiên và bánh mì kẹp thịt quá thường xuyênLễ hội Tết Việt 2024 sẽ hạn chế cá viên chiên, xuất hiện mâm cỗ Michelin
Giáo dục là nền tảng thành công của mỗi con người, xã hội và đất nước. Thế nhưng hành trình gieo chữ cho các em nhỏ ở vùng sâu, vùng xa, là một chặng đường dài đầy gian nan. Thấu hiểu điều này, Dai-ichi Life Việt Nam đã lan tỏa yêu thương trên hành trình "Kết nối Triệu Yêu Thương - Tình thương cho Em" trên khắp mọi miền đất nước. Những suất học bổng và dụng cụ học tập, những chiếc xe đạp nâng bước các em đến trường, những chiếc áo ấm khi trời vào đông đã mang đến niềm vui, sự ấm áp cho hơn 50.000 học sinh có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền đóng góp gần 30 tỉ đồng trong 18 năm qua.Với mong muốn thúc đẩy môi trường sống khỏe mạnh cho trẻ em, Dai-ichi Việt Nam tự hào là công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên khởi xướng dự án "Nước sạch học đường" kể từ năm 2012. Đến nay, dự án đã hoàn thành bàn giao 155 hệ thống máy lọc nước uống sạch và 13 công trình nước uống sạch với tổng trị giá hơn 8,5 tỉ đồng, cung cấp nước uống sạch cho hơn 45.000 học sinh, giáo viên tại gần 140 trường học vùng nông thôn.Kể từ khi đặt nền móng đầu tiên tại thị trường Việt Nam, với phương châm hoạt động xã hội phải bằng cả tấm lòng và tâm huyết nhằm mang đến những thay đổi tích cực cho cộng đồng địa phương, Dai-ichi Life Việt Nam tự hào đã tiên phong khởi xướng nhiều hoạt động từ thiện xã hội có ý nghĩa. Một trong những hoạt động thiện nguyện thường niên mang đậm nét văn hóa truyền thống được Dai-ichi Life Việt Nam triển khai xuyên suốt nhiều năm qua chính là chương trình "Kết nối Triệu Yêu Thương - Hiến máu nhân đạo", với gần 7.400 đơn vị máu được hiến tặng, chia sẻ gánh nặng cho ngành y tế, mang đến niềm tin, hy vọng cho hàng chục ngàn bệnh nhân trên toàn quốc.Song song, mang lại ánh sáng cho những bệnh nhân nghèo là một trong những điều kỳ diệu mà Dai-ichi Life Việt Nam đã chung tay sẻ chia cùng người dân Việt Nam. Dai-ichi Life Việt Nam đã phối hợp cùng Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM, giúp phục hồi thị lực, mang đến niềm tin, hy vọng, hướng đến cuộc sống mới và tương lai tốt đẹp cho hơn 10.000 bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn trong 18 năm qua.Hiểu được rằng sự bền vững của gia đình là nền tảng phát triển của xã hội, Dai-ichi Life Việt Nam luôn nỗ lực hỗ trợ những gia đình khó khăn trên mọi miền đất nước, đặc biệt những gia đình thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai và mưa lũ. Dai-ichi Life Việt Nam thật sự hạnh phúc khi được đến thăm từng hộ dân, trao tận tay những phần quà sẻ chia yêu thương để tiếp thêm nghị lực cho người dân vượt qua gian khó, vững tin hướng đến cuộc sống và tương lai tốt đẹp phía trước.Đặc biệt, ngay từ những ngày đầu tháng 9.2024, chương trình "Kết nối Triệu Yêu Thương - Hướng về đồng bào miền Bắc" - tài trợ từ nguồn ngân sách của công ty và kêu gọi tất cả các thành viên cùng chung tay đóng góp, với tổng số tiền hơn 6 tỉ đồng, hỗ trợ hơn 4.000 người dân hỗ trợ khắc phục hậu quả sau bão Yagi và mưa lũ để sớm ổn định cuộc sống; hỗ trợ chăm sóc y tế, khuyến học tạo điều kiện cho trẻ em sớm đến trường tại 22 tỉnh thành bị thiệt hại nặng nề.Song hành cùng chiến lược tăng trưởng bền vững, Dai-ichi Life Việt Nam đã không ngừng lan tỏa những giá trị nhân văn tốt đẹp thông qua nhiều dự án và sáng kiến hỗ trợ cộng đồng tại 63 tỉnh thành với tổng số tiền đóng góp lên đến trên 76 tỉ đồng, xuyên suốt bốn lĩnh vực: giáo dục, sức khỏe y tế, môi trường và từ thiện xã hội.Với sứ mệnh trở thành người bạn đồng hành "Gắn bó dài lâu", Dai-ichi Life Việt Nam luôn đặt con người, sức khỏe và môi trường là trọng tâm trong chiến lược phát triển bền vững. Hướng đến tương lai, Dai-ichi Life Việt Nam cam kết "Vì một tương lai an tâm hạnh phúc" cho khách hàng, gia đình, đối tác và cộng đồng, thông qua các giải pháp bảo vệ tài chính, chăm sóc sức khỏe ưu việt và hoạt động hỗ trợ cộng đồng, bảo vệ môi trường thiết thực.Dai-ichi Life Việt Nam đã khép lại hành trình đầy thử thách của năm 2024 với kết quả kinh doanh khả quan: tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt gần 19.200 tỉ đồng, thị phần đạt 13,1%, doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới quy năm ước tính 3.550 tỉ đồng, dẫn đầu trong các công ty BHNT có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, lợi nhuận sau thuế ước đạt hơn 2.100 tỉ đồng, nộp vào ngân sách Nhà nước gần 1.000 tỉ đồng. Công ty đã chi trả quyền lợi bảo hiểm cho hơn 370.000 trường hợp, với tổng số tiền lên đến 4.800 tỉ đồng, nâng tổng số tiền chi trả hơn 24.300 tỉ đồng cho hơn 2 triệu trường hợp trong 17 năm và trích lập khoản dự phòng nghiệp vụ gần 50.000 tỉ đồng nhằm đảm bảo quyền lợi tương lai của khách hàng.
Quá khứ bất hảo của ông chủ công ty bỏ 300 du khách ở Phú Quốc
Ngày 26.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Liên đoàn Lao động Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã đến thăm hỏi, tặng quà cho người dân huyện miền núi Ngọc Lặc (Thanh Hóa).Thủ tướng ghi nhận và biểu dương những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của tỉnh Thanh Hóa trong năm 2024, khi là một trong những tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu cả nước.Bước sang năm 2025, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Thanh Hóa tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ để cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, hùng cường, người dân ngày càng hạnh phúc, ấm no.Trước mắt là dịp tết Nguyên đán, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành tỉnh Thanh Hóa chăm lo Tết cho nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các gia đình, chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn với tinh thần không để hộ nào không được đón Tết. Đồng thời, quan tâm đến đời sống công nhân các khu công nghiệp, bố trí đi thăm hỏi, động viên các công nhân đang thi công trên công trường để cổ vũ thi đua lao động sản xuất đầu năm.Thủ tướng cũng lưu ý một số vấn đề lớn mà tỉnh Thanh Hóa cần quyết liệt thực hiện trong năm 2025 và thời gian tiếp theo, đó là thực hiện tốt việc tinh gọn bộ máy; tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát; xây dựng nhà ở cho công nhân, nhà ở cho người thu nhập thấp...Trước đó, Thủ tướng cùng đoàn công tác đã đến dâng hương tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (H.Thọ Xuân, Thanh Hóa), để tưởng nhớ công lao to lớn của Anh hùng dân tộc Lê Lợi cùng các vị vua triều Lê và danh thần, nghĩa sĩ từng tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.Báo cáo với Thủ tướng và đoàn công tác, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết dịp tết Nguyên đán 2025, tỉnh Thanh Hóa đã chi trả trợ cấp ưu đãi tháng 1 và tháng 2.2025 cho hơn 64.000 người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng, với tổng kinh phí hơn 420 tỉ đồng; chi trả trợ cấp xã hội tháng 1.2025 cho 187.494 đối tượng và hộ gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội, với tổng kinh phí hơn 142 tỉ đồng; chăm sóc, điều trị, bảo đảm tốt các chế độ, chính sách và tổ chức các hoạt động vui Tết, đón xuân cho hơn 2.000 đối tượng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý tại các cơ sở trợ giúp xã hội, điều dưỡng người có công với cách mạng, cai nghiện ma túy công lập trên địa bàn tỉnh.Các cấp, các ngành trong tỉnh đã bố trí ngân sách và huy động nguồn xã hội hóa với tổng số tiền và hàng hóa trị giá 375,192 tỷ đồng để trao tặng cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... Tính đến hết năm 2024, đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa được hơn 4.200 căn nhà cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở, góp phần tạo dựng "mái ấm" an toàn, yên vui cho người dân trong dịp Tết.
Bệnh tim được xem là nghiêm trọng vì là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất thế giới. Một số bệnh tim có tính chất di truyền như bệnh cơ tim phì đại, cơ tim giãn, cơ tim thất phải gây loạn nhịp hoặc tăng cholesterol máu có tính gia đình, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Những người tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim cần tránh những thói quen sau:Thỉnh thoảng thưởng thức các món tráng miệng sau bữa ăn là điều bình thường nhưng không nên duy trì thành thói quen. Các chuyên gia cho biết ăn thêm đồ ngọt sau bữa ăn sẽ khiến đường huyết tăng cao đột ngột, gây dư thừa calo, cuối cùng dẫn đến tăng cân và tăng nồng độ cholesterol trong máu. Những tình trạng này qua thời gian sẽ dẫn đến đau tim.Những người tiền sử gia đình mắc bệnh tim cần hết sức cẩn thận không chỉ với chế độ ăn và còn cả thời điểm ăn. Ăn quá muộn vào ban đêm không chỉ dễ gây rối loạn tiêu hóa mà còn làm tăng nồng độ chất béo trung tính trong máu, từ đó dễ dẫn đến đau tim.Để bảo vệ sức khỏe tim mạch, mọi người nên ăn bữa tối vào khoảng 19 giờ hằng ngày. Bữa tối cần tránh các món nhiều đường, dầu mỡ và muối, đồng thời ưu tiên ăn rau củ, trái cây.Ngồi nhiều có thể gây ra các vấn đề tim mạch bằng cách làm chậm lưu thông máu, làm chất béo tích tụ trong thành động mạch, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, cuối cùng dẫn đến các bệnh tim mạch, trong đó có đau tim.Các chuyên gia sức khỏe cho biết khi chúng ta ngồi, cơ bắp sẽ không chủ động bơm máu về tim. Điều này qua thời gian sẽ làm tăng huyết áp và dễ gây kháng insulin. Cả hai yếu tố này đều dẫn đến các vấn đề tim mạch.Một thói quen nữa mà những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim cần tránh là thức khuya. Thức khuya sẽ làm tăng hoóc môn căng thẳng, làm gián đoạn giấc ngủ và gây thêm áp lực cho tim, theo Healthline.
Người tái sinh những vòng đời cho bã cà phê
Ngày 19.3, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được vừa ký văn bản về việc kiểm điểm trách nhiệm các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và địa phương giải ngân đầu tư công dưới 95%.Ở nhóm ban quản lý dự án, đơn vị cam kết giải ngân vốn lớn nhất là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông hơn 12.400 tỉ đồng, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp hơn 8.400 tỉ đồng, Ban Quản lý đường sắt đô thị 4.950 tỉ đồng.Tuy nhiên kết quả giải ngân đều không đạt yêu cầu. Kết quả cụ thể, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp giải ngân đạt tỷ lệ 35%; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông 47%; Ban Quản lý đường sắt đô thị 52%; Ban Quản lý Nông nghiệp và phát triển nông thôn 38%; Ban Quản lý Khu Công nghệ cao 79%; Ban Quản lý khu Công viên lịch sử văn hóa dân tộc 75%; Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao chỉ đạt 2%.Ở khối địa phương có 11 quận, huyện chưa đạt yêu cầu, tỷ lệ giải ngân đầu tư công từ 84% trở xuống gồm: huyện Cần Giờ, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè, quận 1, quận 11, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận Phú Nhuận và quận Tân Bình.Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị thủ trưởng 18 cơ quan, đơn vị nêu trên khẩn trương kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.Chế tài xử lý theo từng nhóm như tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn; kiên quyết xử lý hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đầu tư công; thay thế kịp thời cá nhân yếu kém về năng lực, sợ sai, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh khi thực thi công vụ.Năm 2024, TP.HCM được Chính phủ giao tổng vốn đầu tư công hơn 79.000 tỉ đồng. Đến ngày 17.2.2025, địa phương mới giải ngân hơn 58.000 tỉ đồng (đạt hơn 73%).Năm 2025, tổng vốn đầu tư công của TP.HCM hơn 84.000 tỉ đồng. Để đảm bảo tiến độ giải ngân trên 95%, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai nghiêm túc kế hoạch giải ngân. TP.HCM đặt mục tiêu giải ngân quý 1 ít nhất 7,5%, quý 2 đạt 25%, quý 3 đạt 50%, quý 4 và cả năm đạt ít nhất 95%, phấn đấu đạt 100%.Nếu từng quý không giải ngân đạt theo mức trên, người đứng đầu sẽ bị phê bình. Nếu tỷ lệ giải ngân cả năm thấp hơn tỷ lệ chung của thành phố hoặc có từ 2 quý trở lên giải ngân thấp hơn mục tiêu chung sẽ bị kiểm điểm, khiển trách.Với các dự án chậm tiến độ, chưa hoàn thiện thủ tục quyết định đầu tư và chưa phân bổ vốn, lãnh đạo TP.HCM đề nghị các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư khẩn trương đẩy nhanh thủ tục, hoàn thiện hồ sơ trước ngày 20.3.Các sở ngành, quận huyện phối hợp chủ đầu tư khẩn trương rà soát, nghiên cứu giải pháp rút ngắn thời gian thực hiện, hoàn tất thẩm định và quyết định đầu tư dự án trước ngày 30.3.